NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU?

NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU?
Tại sao ngành xây dựng Việt Nam lại có lợi nhuận thấp?
Tại sao tuổi đời công nhân ngành xây dựng lại Việt Nam lại ngắn?
Tại sao người Việt cần cù, sáng tạo và chịu khó nhưng hiệu suất lao động trong ngành xây dựng người Việt lại thấp?
Tại sao các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia, Singapo, Thái Lan không còn công nhân xây dựng mà các cường quốc Mỹ, Pháp, Đức, Nhật lại có công nhân xây dựng?
Tại sao các tập đoàn xây dựng hàng đầu Việt Nam không vươn ra những nước không còn công nhân xây dựng nhận thầu như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia, Brunei, Thái Lan, ở đó giá trị xây lắp gấp 3-5 lần Việt Nam?
Tại sao công nhân thép xây dựng Việt Nam mỗi ngày đạt năng suất từ 100-250kg, trong khi công nhân thép Nhật Bản đạt 5000kg? Tại người Nhật sumo khỏe hơn chăng?
Để hỏi tại sao thì hỏi cả ngày không hết.
Ah Tại sao tôi từ một kỹ sư CNTT lại vướng bận đến nghành xây dựng thế này?
Trong thời gian kinh doanh thép xây dựng từ 2009 đến 2016 tôi cảm thấy sự mua đi bán lại đã không còn hiệu quả ở Việt Nam. Lợi nhuận mỗi tấn thép giá 15 triệu mà chỉ có từ 50k-200k. Mà lại phải bán tín chấp, giá trị thép cao nên sự rủ ro cực cao. Năm 2016 là năm các công ty xây dựng bể nợ nhiều nhất. Nhất là các công ty xây dựng nhà nước hoặc các công ty xây dựng dựa vào nguồn vốn nhà nước. Cũng là năm quét các nhà thương mại thép một khoản tài chính không nhỏ trong đó tôi không là ngoại lệ.
Đi học nghề CEO quản trị kinh doanh thầy dạy phải có chiến lược dài hạn, “doanh nghiệp mà ko có chiến lược như con thuyền không bánh lái” để nâng đỡ tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Thầy dạy sản phẩm phải khác biệt, tiện ích với người dùng. Tôi bán thép thì phải khác biệt và tiện ích như thế nào đây? Nghĩ chán cũng ra, thép ko có sự khác biệt thì phải tăng giá trị gia tăng. Nói là làm vừa bán thép vừa gia công vừa lắp đặt, đó cũng là sự khác biệt. Những ngày đầu bắt tay cũng vô cùng cảm ơn chú Trung Phú Nguyên giao luôn cho cái toà trung tâm thương mại to chỉnh ình ngay ngã tư chợ Vinh và các nhà dân bạn bè ủng hộ. Làm rồi mới thấy công nhân xây dựng khổ cực quá, bưng từng thanh thép nặng đi thăng bằng trên các dàn giáo chưa hoành thiện phía dưới là những hố sâu. Anh em phải tăng ca đến 4-5h sáng. Nghĩ là phải cải thiện chứ thế này không ổn, trước mắt cải tiến việc gia công thép. Về google seach thấy trong Nam có 2 ông gia công trong nhà máy là Staz của tập đoàn Daihan Hàn Quốc và QHPLUS và các nước phát triển đều làm như vậy.
Cuộc đời may mắn CTY có bán thép Vinakyoei trong Nam và thép Kyoei ở Ninh Bình. Ngồi tâm tư nguyện vọng với các bác người Nhật, các bác ấy bảo hứa giúp. Bác gọi ngay ông Akisawa phó tổng Kyoei Sangyo – Nhà thầu thép xây dựng lớn nhất Nhật Bản. Cũng thật bất ngờ khi ông Akisawa cùng một số anh em kỹ thuật bay sang Vinh ở 3 ngày để chuyển giao công nghệ. Một điều thật tuyệt vời vô cùng mới hiểu thế nào mà công nghệ thi công thép UNIT, hiểu tại sao Nhật vẫn còn công nhân xây dựng vì công nhân họ không phải bưng bê vác nặng cái gì cả. Tại sao người Nhật mỗi ngày làm được 5000kg trong khi max người Việt 250kg.
Rồi nghiên cứu công nghệ UNIT của người Nhật mới thấy không phù hợp ở Việt Nam, cái Coupler nối thép D32 của Nhật bán tận 500k trong khi của Việt Nam và China có 50k thì không ổn chút nào. Cách giao dầm unit của người Nhật quá tốn nhiều mối nối thì không riêng ở Việt Nam mà cả châu Á cũng không thể thuyết phục được. Khoá dầm của người Nhật là Coupler trong khi toàn châu Á vẫn dùng thép bẻ L thì ko thể dùng được. Rồi thép của người Nhật là 2m,-8m thì cũng khác xa với thanh thép 11,7m-12m của Việt Nam và châu Á. Nhưng dù sao vẫn cảm ơn ông bạn già Aki và Kyoei Sangyo đã cho hiểu công nghệ unit là thế nào, tại sao công nhân Nhật mỗi ngày làm được 5000kg thép.
Thế là tuyển một đội ngũ kỹ sư kết cấu hùng hậu, trả lương cao, treo thưởng mỗi sáng tạo là 5tr đồng. Nhưng thật đáng buồn trong 3 năm công ty tuyển dụng gần 100 kỹ sư kết cấu nhưng không một ai ra được sáng kiến gì, tất cả những sáng kiến và câu hỏi giải quyết vấn đề là đó tôi hàng tháng mất ăn mất ngủ tìm tòi nghiên cứu trên mạng và tư duy trong đó 90% là của tôi, 10% công lại là của công nhân. Đến đây các bạn đừng chê công nhân nhé, các bạn kỹ sư có giỏi đến mấy, tập đoàn xây dựng hùng mạnh đến mấy mà không có nhưng công nhân lao động trực tiếp thì các bạn không là gì cả. Họ đã đóng góp 10% công nghệ UNIT của chúng tôi ngày hôm nay.
Năm 2017 Maida Nhật có thi công toà nhà ở đường Đồng Văn Cống quận 2, TP HCM có mời Kyoei Sangyo sang thi công phần thép công nghệ UNIT, ông bạn già yêu quý Aki bảo tôi đưa kỹ sư và công nhân vào cùng làm việc. Tôi thấy quyết định thành bại UNIT là phương pháp cẩu, tất nhiên khâu nào cũng quan trọng nhưng không có phương pháp cẩu thì ko thể làm gì cả. Tôi xách cái móc cẩu đi khắp SG tìm xưởng đặt cọc sản xuất cái móc cẩu đó. Đặt đến nỗi gần 10 xưởng và đặt cọc gần 100 Tr mà không có xưởng nào làm được cả, có mấy xưởng còn quỵt cả tiền cọc.
Tình khó khăn như vậy tôi quyết tâm xây dựng phòng R&D mời những kỹ sư Cơ khí chế tạo máy, tự động hoá, thủy lực đam mê nghiên cứu về đầu quân. Thật bất ngờ sau 3 tháng các bạn đã sản xuất thành công móc cẩu, mà mỗi Móc cẩu đó mua ơ Nhật tận 5000$, mỗi lần móc 1 unit mất 4 móc chi vị 20000$.
Cảm ơn ông bạn già yêu quý Aki còn giúp công ty mua dây chuyền cắt uốn tự động của hãng TOYO Nhật Bản. Nhưng thật bất ngờ dây chuyền TOYO không phù hợp thép Việt Nam từ kích thước đến hình dạng đai. Làm anh em phòng R&D phải cải tiến sửa chữa.
Để đầu tư một nhà máy gia công công suất 1000 tấn/ngày nếu mua dây chuyền của TOYO phải mất 400 tỷ. Quá đắt đỏ cho suất đầu tư. Tôi quyết định yêu cầu phòng R&D nghiên cứu sản xuất. Thật bất ngờ các bạn bảo việc đó quá dễ dàng, không những dễ dàng mà còn hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn. VÍ dụ TOYO sử dụng công nghệ vi chíp của Mitshubisi điều khiển, TSC STEEL chúng tôi sử dụng công nghệ PLC của Semens nhập từ Đức điều khiển. Quan trọng nhất là hiệu suất đầu tư bằng 1/4 của TOYO.
Để thay đổi người dân mua thép thay vì mua thép cây 11,7m bằng mua thép gia công thành phẩm để bớt hao hụt đầu đày, không mất mặt bằng gia công, ko phải rải thép giữa lòng lề đường và ko phải trông coi. Nhưng phát hiện ra bài toán hao hụt ko là bài toán nan giải của nghành xây dựng Việt Nam. Ko bao giờ hao hụt dưới 3% nếu mua thép 11,7 có những dự án hao hụt lên đến 10-20%.
Tìm hiểu thấy Staz Hàn Quốc đơn vị đầu tiên 11 năm ở Việt Nam làm thép gia công cũng lỗ chỏng vó vì lấy thép 11,7m đi cắt. Mà đặt size nhà máy phải chờ cả tháng mới có hàng mà phải đặt 50 tấn/size/ đường kính. Lại phải bắt óc suy nghĩ làm sao đưa hao hụt về 1%. Cũng may nhờ tìm hiểu thép Nhật và kinh nghiệm trong quá trình gia công đã tìm được phương pháp đặt hàng để hao hụt 1%.
Ba năm ở mãnh đất gió Lào không một nhà thầu nào cho áp dụng công nghệ unit cả. Chỉ có một vài nhà dân họ cho làm, khi chúng tôi lắp đặt sàn nhà dân 150m2 chỉ mất 1h đồng hồ thì ai cũng trầm trồ, không có 1 mẫu thép thừa nào cả, chủ nhà không phải trông coi vật liệu quan trọng là tiết kiệm cả vật liệu và nhân công. Nhưng mời các nhà khác họ sợ chuột bạch. Có nhà cao tầng cho chúng tôi làm, thiết kế xong cả, làm hết cột tầng 1 lại ko cho làm vì xếp ở SG bảo ko làm. Vì câu hỏi mối nối Coupler chứng minh được lực kéo chứ ko chứng minh được lực uốn. Tất cả anh em kỹ sư đều bó tay câu hỏi của khách hàng. Bảo anh nên tuyển người có kinh nghiệm??? Công nghệ này chỉ có ơ Mỹ, Pháp, Đức và Nhật thì tuyển ai đây. Với câu hỏi đó tự tôi phải các bậc tiền bối đi hỏi khắp nơi. May mắn có anh Hải giám đốc VEC phía Nam đã trả lời giúp tôi. Rồi tôi ra HN xin làm đường trên cao HN, gặp Tổng giám đốc tổng giao Thông hàng đầu Việt Nam xin làm cầu công nghệ UNIT, tiết kiệm 13% thép, tiết kiệm 80% nhân công, quanh trọng không có mặt bằng nên lồng khoan cọc nhồi, bệ, thân, xà mũ được sản xuất nơi khác, đêm đến chở vào cẩu lên lắp ghép. Nhưng xếp bảo mày làm vậy công nhân anh làm gì? Lại sang gói 2 của Tokyu & Taisei họ rất hoan nghênh, nhưng họ phải chia buồn vì họ không kiếm được nhà thầu phụ vì TSC đã lấy mất 70% công việc của họ.
Phía Bắc ko ổn chút nào, nghiên cứu văn hoá vùng miền đúng ai mà phát triển công nghệ mới phía Bắc thì tỷ lệ thất bại đến 90%. Quyết định Nam tiến, vào thuê nhà máy, văn phòng, thuê nhân sự và Giám đốc điều hành. Năm 2018 vào Nam là một sai lầm mình ko tự vào điều hành mà thuê Giám đốc nên họ cũng ko làm được, chỉ có án 500 căn biệt thự Oasis City Bến Cát Bình Dương do anh công nhân tên Dương quản lý điều hành thành công. Công nghệ unit đã làm ngỡ ngàng nhà thầu, chủ đầu tư và giám sát. Thời điểm trước khi chúng tôi chưa vào thì nhà thầu thuê 2 tổ đội thép 60 người, mỗi ngày làm ko nổi 10 cái móng. Chúng tôi vào chỉ 9 công nhân giải quyết 24 cái móng mỗi ngày. Đến nỗi thuê 3 đời giám đốc cũng ko thể thành công vì họ làm vì lương chưa ko đam mê và sự thay đổi như mình. Có dự án thiết kế thì unit mà họ lại làm thủ công.
Khi tham gia vào ngành xây dựng mới thấy sự lạc hậu của ngành xây dựng Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung với các cường quốc thế giới. VÍ dụ mảng cốt pha, Việt Nam đã sử dụng cốt pha nhôm của Hàn Quốc. Điểm mạnh cốt pha nhôm nhẹ, công nhân thi công nhanh, bớt dùng cẩu, ko thấm nước. Nhưng điểm yếu chỉ thi công tầng điển hình, chuyển từ dự án này qua dự án khác mất 30% sửa chữa. Công nhân làm ko cẩn thận thì móp hết. Có công nghệ cốt pha PERI của Đức cũng có văn phòng tại TP HCM thì hơn bán quá đắt, 500$/m2. Giải pháp cốt pha PERI rất hay, như trò chơi Logo trẻ con, ko có ốc vít chỉ có Ngàm. Chỉ cần 2 người có thể đánh cái sàn 2000m2 chỉ trong 1 ngày. Nhưng PERI chỉ có mạnh ở sàn và ván khuôn leo. Vì châu Âu họ dùng sàn Nấm, trong khi Châu Á dùng dầm cổ điển nhiều. Tôi yêu cầu phòng R&D nghiên cứu hệ này, thực tế chả có gì khó khăn. Với công nghệ Nhôm đùn và cơ khí Việt Nam thừa sức làm. Có đồng chí R&D hỏi thằng Đức của PERI, vì hỏi nhiều quá nó bảo bọn mày định ăn cắp công nghệ ah. Thưa anh chúng tôi thừa làm sản phẩm của anh nhưng giá thành chỉ 1/3 thôi.
Có lần thầu phụ kết cấu của nhà ga Metro bến thành mời thi công thép UNIT, đến khảo sát nhìn cái hệ Shoring chằng chịt không có cách nào mà luồn cái Unit xuống được. Tham khảo mới vỡ lẽ các sự án hầm Việt Nam đều vậy. Hệ shoring chằng chịt như vậy bản thân nhà thầu thi công cũng cực kỳ khó khăn, chỉ đưa những máy múc nhỏ xuống múc đất, hiệu suất thấp. Viết thư cho ngài Aki thì ngài bảo bên Nhật cũng vậy, hầm phải làm thủ công.
Một lần trong diễn đàn kết cấu FB, bạn Phan Ngọc Anh quản trị diễn đàn ở Pháp có đưa công trình nhà ga. Metro Pari thấy có cái shoring PPS hay thế, chạy từ bên này qua bên kia 40m ko cần kim Port. Khoảng cách các khoảng lên đến 10-15m. Bảo Ngọc Anh tìm hiểu và gửi hết tài liệu PPS cho anh. Đưa về phòng R&D nghiên cứu cái này chỉ có cơ khí và thủy lực, cái này TSC làm đc. Bởi nếu ko phát triển cái này thì hệ UNIT của hầm là chết yểu. Tự nhiên lại thêm 1 nghề nữa là nghề Shoring. Qua đây cũng cực kỳ cảm ơn Ngọc Anh bên Pháp đã giúp đỡ rất nhiều trong công nghệ UNIT, từ đó mới biết Coupler đó người Pháp phát minh ra, công nghệ UNIT cũng đó người Pháp.
Tại sao các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia, Singapo, Thái Lan không còn công nhân xây dựng mà các cường quốc Mỹ, Pháp, Đức, Nhật lại có công nhân xây dựng? Vì ở các nước ko có công nhân công nghệ xây dựng đang lạc hậu. Vậy Việt Nam thì sao? Lương công nhân thu nhập bình quân 6-8tr mà phải bưng vác nặng, tăng ca liên tục, ko có ngày nghỉ. Tuổi đời đến 50 là thoái hoá hết cột sống, thoát vị đĩa đệm. Tại sao bây giờ ưa lấy quân Dân tộc vì khỏe, lương rẻ, nhưng có rẻ mãi đc ko? Đến khi có 10 nhà máy Sámung vào Việt Nam thì công nhân hơn chọn đi làm nhà máy mát mẻ hơn ko phải bưng bê, tuổi nghề dài hơn. Khi đó cũng như Thái, Mã, Hàn cũng phải nhập khẩu lao động xây dựng từ TQ, Indo, băng la đét, Ấn. Giá trị nghành xây dựng Việt Nam có đủ trả lương cho họ không. Riêng Grab vào Việt Nam đã hốt quá nhiều công nhân xây dựng. Nhưng khi Việt Nam hoàn thiện giao thông công cộng như Metro, bus văn minh và các thành phố lớn cấm xe máy thì các Thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân, công nhân Grab làm gì nhỉ? Dự đoán 5 năm nữa Việt Nam sẽ hết công nhân xây dựng, chưa phải 5 năm mà đến bây giờ phía Nam sự thiếu hụt đã thấy rõ rệt rồi.
Những năm vừa qua các công nghệ xây dựng tiên tiến thế giới đã vào Việt Nam như sàn cáp, sàn Nevo, vữa khô, tường Acotic. Ở HN đang phát triển hệ neo đất, hệ đó rất hay nhưng nếu ko có đất xung quanh thì ko biết neo vào đâu? Ko biết hệ neo đất với hệ shoring PPS và Shoring truyền thống cái nào hiệu suất đầu tư thấp hơn. Cũng ko hiểu công nghệ nhà lắp ghép của Vinaconex Xuân Mai tại sao phát triển tận 25 năm rồi mà chưa phát triển đc? Ko biết do đâu? Hay chăng có vụ nổ bình ga ở 1 căn hộ nhà lắp ghép ở Anh mà cả toà nhà bị sập nên họ sợ.
Dù công nghệ nào thay thế thì phải đạt các tiêu chí: tốt hơn truyền thống, giá thành thấp hơn thì mới ứng dụng đại trà thực tế được.
Đất nước chúng ta có tỷ lệ dân số vàng cao nhất Châu Á, 58 triệu người còn 40 năm lao động. Đó là một lợi thế ko nơi nào có. Nếu kết hợp tự phát triển các công nghệ tiên tiến với 58 triệu dân số vàng thì chúng ta vươn ra Châu Á sẽ bá chủ nghành xây dựng châu Á. Mà thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á – Thái Bình Dương. Nơi chiêm 2/3 dân số toàn cầu. Đâu có dân số nơi đó phát triển nghành xây dựng như nhà cữa, hạ tầng.
Mong các tập đoàn xây dựng, các chủ đầu tư, tư vấn luôn ủng hộ công nghệ mới để nghành xây dựng Việt Nam tồn tại và phát triển vươn ra số 1 châu Á. Mà những công nghệ này là mới ở Châu Á chứ Mỹ, Pháp, Đức có 100 năm rồi, Nhật có 60 năm rồi.
Chiều 28/7/2019
Trung Lee – Cố vấn kỹ thuật TSC STEEL
Tất cả cảm xúc:

Thanh Pham, Vu Thanh Cong và 4 người khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *