Tổng quan hoạt động chuyển đổi số năm 2022 trong Hạ tầng số

Xây dựng, phát triển hạ tầng số là một nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ chú trọng và giao phó trong các văn bản quan trọng về chuyển đổi số. Trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xây dựng, phát triển hạ tầng số là một nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ chú trọng và giao phó trong các văn bản quan trọng về chuyển đổi số. Trong thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nắm bắt được tính thiết yếu và bắt buộc của hạ tầng số, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm và nhấn mạnh về tính quan trọng của hạ tầng số. Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 chỉ rõ phát triển hạ tầng số nhằm ” sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng “; Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đi vào cụ thể các nhiệm vụ như phát triển hạ tầng mạng, nền tảng điện toán đám mây Chính phủ; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tiếp tục nhấn mạnh quan điểm ” Hạ tầng số đi trước một bước, phát triển với tốc độ nhanh, theo hướng Việt Nam làm chủ công nghệ lõi “. Mặc dù Chương trình chuyển đổi số quốc gia bắt đầu từ 2020 nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đến năm 2022 mới thực sự được coi là điểm bùng nổ để xây dựng, phát triển hạ tầng số. Cùng điểm qua nhưng con số nổi bật về hạ tầng số trong 6 tháng đầu năm:

– Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 71,79 Mbps, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 35,29 Mbps, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.

– Các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai phủ sóng được 477/832 thôn lõm sóng viễn thông.

– Bàn giao cho các tỉnh là 457.249 máy tính trong Chương trình ” Sóng và máy tính cho em “.

– Số thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money tăng 4 lần so với tháng 01/2022.

Bên cạnh những con số này thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế phát triển hạ tầng số như:

– Tốc độ mạng băng rộng cố định, di động vẫn là mức trung bình khá của thế giới, chưa tạo bước đột phá về hạ tầng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. (tốc độ mạng cố định đứng thứ 45/182 quốc gia và tốc độ mạng di động đứng thứ 47/140 quốc gia – theo thống kê đến ngày 01/9/2022 của Ookla Speedtest)

– Việc xóa vùng lõm sóng viễn thông và cung cấp máy tính trong Chương trình “Sóng và máy tính cho em” chưa hoàn thành. Chương trình phủ sóng điểm lõm mới được hơn một nửa chặng đường cũng như con số máy tính trao đến cho những em thơ trên con đường đi học con chữ vẫn là nhỏ bé.

– Việc phát triển các nền tảng chủ lực cho hạ tầng số mới hình thành, bước đầu triển khai nên chưa có được hiệu quả ghi nhận. Các nền tảng, công nghệ đang là trọng điểm phát triển toàn cầu dù đã triển khai trong nước nhưng vẫn mờ nhạt chưa tạo ra điểm sáng cho hạ tầng số.

Mặc dù Chương trình, Chiến lược được định hướng cho 10 năm nhưng nếu mỗi năm không cố gắng, nỗ lực thì các nhiệm vụ cụ thể cũng khó mà hoàn thành được. Với 2 mục tiêu trong tâm năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chưa hoàn thành là tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 85% và tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 75% thì cần sự chung tay của các cơ quan, doanh nghiệp cùng phối hợp, thúc đẩy hơn nữa góp phần vào sự phát triển hạ tầng số bền vững, đi đầu tại Việt Nam./.

Theo Cổng thông tin điện tử chuyển đổi số quốc gia

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *